Cảnh giác với hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi dịp cuối năm

13:04 01/12/2022
Cuối năm là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao, nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.

Người dân tham quan phòng trưng bày hàng thật - hàng giả của Tổng cục Quản lý thị trường.Người dân tham quan phòng trưng bày hàng thật - hàng giả của Tổng cục Quản lý thị trường.Nhân ngày phòng chống hàng giả Việt Nam 29/11, phóng viên Báo Tin tức có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về vấn đề này.

Thưa ông, mức độ vi phạm hàng giả, hàng nhái thời gian qua đã diễn ra như thế nào?

Tình trạng vi phạm hàng giả, hàng nhái thời gian qua vẫn diễn ra. Nguồn gốc hàng giả, hàng nhái xuất phát từ hai nguồn, thứ nhất là hàng nhập lậu từ nước ngoài, hàng xách tay và hàng giả sản xuất chính trong thị trường nội địa.

Các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái hiện nay cũng dùng công nghệ rất tinh vi để trốn tránh việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như đánh lừa người tiêu dùng. Hàng giả hiện nay có rất nhiều hình thức, có thể là làm giả bao bì, nhãn mác. Tinh vi hơn là giả công dụng, việc làm giả rất khó phát hiện ra, chỉ khi người tiêu dùng mua về sử dụng mới phát hiện ra. Tiếp theo là giả xuất xứ hàng hóa, hay có một số hình thức giả về tiêu chuẩn chất lượng…

Có thể nói vấn nạn hàng giả tiếp tục thể hiện ở nhiều hình thức, đòi hỏi người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý, kiểm soát phải thường xuyên cập nhật. Đặc biệt, về phía doanh nghiệp bị làm giả hàng hóa cũng nên có ý thức phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái. để có cách phòng tránh sớm, thay vì doanh nghiệp ngại ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.

Ông Trần Hữu Linh chia sẻ với phóng viên:

Nhân ngày phòng chống hàng giả Việt Nam 29/11, phóng viên Báo Tin tức có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về vấn đề này.

Thưa ông, mức độ vi phạm hàng giả, hàng nhái thời gian qua đã diễn ra như thế nào?

Tình trạng vi phạm hàng giả, hàng nhái thời gian qua vẫn diễn ra. Nguồn gốc hàng giả, hàng nhái xuất phát từ hai nguồn, thứ nhất là hàng nhập lậu từ nước ngoài, hàng xách tay và hàng giả sản xuất chính trong thị trường nội địa.

Các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái hiện nay cũng dùng công nghệ rất tinh vi để trốn tránh việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng như đánh lừa người tiêu dùng. Hàng giả hiện nay có rất nhiều hình thức, có thể là làm giả bao bì, nhãn mác. Tinh vi hơn là giả công dụng, việc làm giả rất khó phát hiện ra, chỉ khi người tiêu dùng mua về sử dụng mới phát hiện ra. Tiếp theo là giả xuất xứ hàng hóa, hay có một số hình thức giả về tiêu chuẩn chất lượng…

Có thể nói vấn nạn hàng giả tiếp tục thể hiện ở nhiều hình thức, đòi hỏi người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý, kiểm soát phải thường xuyên cập nhật. Đặc biệt, về phía doanh nghiệp bị làm giả hàng hóa cũng nên có ý thức phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái. để có cách phòng tránh sớm, thay vì doanh nghiệp ngại ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.

Thu Trang/ Báo Tin tức (thực hiện)