Trả lời phóng viên báo chí về việc ứng dụng dụng khoa học công nghệ và sự vào cuộc của cộng đồng DN vào công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, Chánh văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết, bên cạnh việc đầu tư trang bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ cho các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thì sự chung tay của các DN là rất cần thiết.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thực hiện Nghị quyết 41 về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả BCĐ389 QG đã triển khai các giải pháp nào và kết quả đạt được ra sao trong thời gian vừa qua, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết: để tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Để triển khai Nghị quyết này, Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Quyết định số 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23/09/2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/06/2015, đồng thời đôn đốc các lực lượng chức năng tăng cường triển khai…
Kết quả: Trong 6 năm từ 2015 đến hết 10 tháng năm 2020 (trừ năm 2014 mới thành lập), các bộ, ngành và địa phương đã phát hiện, xử lý 1.238.653 vụ vi phạm (trong đó có 190.460 vụ buôn lậu, vân chuyển hàng cấm, hàng lậu; có 978.363 vụ gian lận thương mại; có 69.830 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả); khởi tố hình sự 10.288 vụ, 12.398 đối tượng; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 116.963.556.000.000.
Những kết quả nêu trên đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và quyết liệt của các cấp ủy đảng, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân, đã từng bước ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với câu hỏi: Một trong những giải pháp hạn chế hàng giả là ứng dụng khoa học công nghệ. Xin ông cho biết hiện nay các lực lượng chống buôn lậu đã và đang sử dụng công nghệ nào có thể đáp ứng được yêu cầu kiểm để kiểm soát, giám sát hàng hóa?
Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế phân tích: Với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với việc nhận diện, đánh giá như tinh hình các đối tượng sẽ lợi dụng những lợi thế vượt trội của công nghệ thông tin để buôn lậu, gian lận thương mại, Văn phòng thường trực BCĐ389 QG đã tham mưu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải coi nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên, cần đầu tư trang bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ cho các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, theo đó: Bộ Công an ưu tiên đầu tư phương tiện trinh sát kỹ thuật, phân tích, giám định... Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan đầu tư trang bị hệ thống máy soi container tại các cảng biển, cửa khẩu quốc tế; xây dựng các trung tâm kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn, trọng điểm... Bộ Công Thương đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng... Bộ Quốc phòng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hiện đại hóa trang thiết bị trinh sát, kỹ thuật, tàu thuyền nâng cao hiệu quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý vi phạm.
Thực tế cho thấy, thời gian qua các lực lượng chức năng đã phát hiện không ít những vụ việc buôn lậu hàng giả, hàng cấm cất giấu rất tinh vi nhờ sử dụng phương tiện trinh sát kỹ thuật, phân tích, giám định.
Trả lời câu hỏi về cuộc chiến chống hàng giả diễn ra khá phức tạp, đòi hỏi sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước. Còn đối với cộng đồng doanh nghiệp, BCĐ 389QG có những hoạt động nào để khuyến khích khối DN chung tay với cuộc chiến chống hàng giả, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết: cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại không chỉ đơn thuần là sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước mà rất cần sự chung tay của các DN. Hiểu được điều này, thời gian qua Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, hiệp hội ngành nghề (Hiệp hội thuốc lá, Hiệp hội Ga Việt Nam, Hiệp hội Xe máy Việt Nam, Hiệp hội phân bón...) nhằm củng cố mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ, phát huy thế mạnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành, lực lượng, cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thời gian qua, việc phối hợp này đã tăng hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý đối với các hành vi buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong một số lĩnh vực kinh doanh; góp phần tạo lập thị trường kinh doanh trong nước lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý hiệu quả đối với các hành vi vi buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.