Hình minh họa
Trong đó xuất khẩu NLTS ước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu ước khoảng 12,2 tỷ USD, giảm 4,5%; xuất siêu đạt gần 3,3 tỷ USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Số liệu cho thấy, riêng trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng 4/2020; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,5 tỷ USD (giảm 5,0%), lâm sản chính khoảng 696 triệu USD (giảm 6,1%), thủy sản đạt 582 triệu USD (giảm 5,6%) và chăn nuôi đạt 57 triệu USD (tăng 25%) ,…
Tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu NLTS ước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 7,4 tỷ USD, giảm 3,2%; chăn nuôi ước đạt 210 triệu USD, giảm 19,1%; thủy sản ước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 11,5%; lâm sản chính đạt 4,2 tỷ USD, giảm 1,9%;
Các mặt hàng xuất khẩu tăng, gồm cà phê, gạo, rau, sắn quế, mây tre...Cụ thể: giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,36 tỷ USD (tăng 2,2%); gạo đạt 1,4 tỷ USD (tăng 18,9%); rau đạt 310 triệu USD (tăng 17,5%); quế đạt 66 triệu USD (tăng 16,6%); mây, tre, cói thảm đạt 197 triệu USD (tăng 4,7%).
Những mặt hàng giảm, như: Cao su đạt 464 triệu USD (giảm 30,4%), chè đạt 71 triệu USD (giảm 11,3%), hồ tiêu đạt 307 triệu USD (giảm 18,5%), quả đạt 1,15 tỷ USD (giảm 21,4%), cá tra đạt 456 triệu USD (giảm 39,1%), tôm đạt 955 triệu USD (giảm 14,5%)…
Về thị trường xuất khẩu: Tính chung 5 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,7 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ và chiếm 23,8% thị phần; tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ và chiếm 22% thị phần; thị trường EU ước đạt 1,6 tỷ USD, giảm 1,1% và chiếm 10,5% thị phần; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 3,5%, chiếm gần 9,0% thị phần; xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 5,5% và chiếm 10,38% thị phần.
Theo Tạp chí Thuế