Nâng cao hiệu quả truyền thông về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

08:44 20/05/2020
Để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời lắng nghe ý kiến của các cơ quan thông tấn nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông trong thời gian tới về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 19/5/2020 Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức buổi làm việc với

Quang cảnh buổi gặp mặt.

Quang cảnh buổi gặp mặt.Quang cảnh buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế nhấn mạnh, thời gian qua, Hệ thống các cơ quan thông tin truyền thông như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình ANTV, Truyền hình Nhân dân... báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã vào cuộc tích cực với việc thường xuyên duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nhiều vệt chương trình, phóng sự, điều tra thực tế tại các địa bàn nóng, trọng điểm được đông đảo khán giả quan tâm, phản hồi tích cực; kịp thời phản ánh những thủ đoạn mới hoạt động của tội phạm để nhân dân cảnh giác, đồng thời nêu gương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên nhiều phương tiện với hình thức khác nhau như: phối hợp Đài phát thanh, Đài Truyền hình từ Trung ương đến địa phương; tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, đối thoại với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, không đảm bảo chất lượng giữa các tổ chức, cá nhân; biên soạn, phát tờ gấp, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, dán tờ rơi, áp phích ...

Đặc biệt, các cơ quan báo chí cũng đã giúp cho Ban chỉ đạo 389 quốc gia phát hiện, tiếp nhận những ý kiến phản ánh từ phía người dân và doanh nghiệp về những hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại; đồng thời bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước nạn hàng giả, hàng nhái. Đồng thời phổ biến và tuyên truyền về các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Buổi làm việc này, Văn phòng thường trực mời đến đây là những cơ quan báo chí đã gắn bó với Văn phòng thường trực trong những năm qua để đánh giá công tác phối hợp 2 bên trong thời gian qua và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong năm 2020.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các cơ quan thông tấn đánh giá cao sự phối hợp của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia trong việc hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí duy trì các chuyên mục về chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh đó, các cơ quan Báo chí cũng đã đưa ra ý kiến góp ý cũng như những đề xuất về đổi mới công tác cung cấp thông tin về chống buôn lậu, gian lận thương mại, xây dựng đường dây nóng về cung cấp thông tin truyền thông….

với mục tiêu đổi mới công tác truyền thông cả bề rộng và chiều sâu để xã hội nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này… Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã xây dựng kế hoạch công tác thông tin, truyên truyền năm 2020.

Vì vậy, Ngoài các nội dung tuyên truyền theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị, các vấn đề nóng dư luận quan tâm thì cần tập trung tuyên truyền các chủ đề sau:

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid- 19. Những nỗ lực của các lực lượng trong việc ngăn chặn xuất lậu trang thiết bị y tế cũng như những nỗ lực của các lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, đảm bảo sức khỏe của người dân trong mùa dịch.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đấu tranh xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, phân bón; nhóm hàng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu… Theo các Kế hoạch 410, 1239 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và Chỉ thị 30, Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, hàng chuyển tải, hàng quá cảnh…

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong giao dịch thương mại điện tử và những vi phạm về gian lận thương mại điện tử.

Theo đó, các cơ quan thông tấn báo chí hợp tác với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân) tiếp tục thực hiện phổ biến và tuyên truyền về các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tiếp nhận và xử lý vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường dây nóng; Phát hiện, tiếp nhận những ý kiến phản ánh từ phía người dân và doanh nghiệp về những hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại; đồng thời bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước nạn hàng giả, hàng nhái.

Bên cạnh những nội dung trên, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cũng đề nghị các cơ quan Báo chí, thời gian tới cần có những nội dung tuyên truyền chia sẻ những vất vả của các lực lượng chức năng trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt là những gương người tốt, việc tốt. Đồng thời cũng cần chỉ ra, lên án những sai phạm của cán bộ công chức thiếu tinh thần trách nhiệm...

Hiện nay một số cơ quan báo chí hợp tác với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vẫn duy trì một số chuyên mục tuyên truyền như: - Chương trình “Chống buôn lậu, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng” trên VTV1: thời lượng 03 phút từ thứ 2 đến thứ sáu hàng tuần trên kênh VTV1, khoảng 50 tuần phát sóng; Chương trình “Chống buôn lậu, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng” cuối tuần, với thời lượng 15 phút vào thứ Bảy hàng tuần, dự kiến 50 chương trình. - Chương trình “Alo 389” trên ANTV, với thời lượng 15 phút/1 tuần, dự kiến 50 chương trình. - Chương trình 389 trên kênh Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam: Phát sóng sau bản tin thời sự  đầu giờ, vào lúc 20h 25 phút hàng ngày. - Chuyên mục “Chống buôn lậu, hàng giả”  trên Báo Tin tức điện tử. - Chuyên mục Chuyên mục “Chống hàng giả, dùng hàng thật” trên Báo Nhân dân điện tử.

Thu Trang

Theo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia