Nạn phân bón giả, không nguồn gốc vẫn rất “nóng” tại Tiền Giang

09:46 25/05/2022
Kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang là “vấn nạn”, là chủ đề rất “nóng” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong những ngày gần đây. Mặc dù lực lượng QLTT Tiền Giang liên tiếp ra quân, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng tình hình vi phạm vẫn có dấu hiệu gia tăng...

Liên tục phát hiện, xử lý các vụ kinh doanh phân bón giả

Trong năm 2021, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy do dịch bệnh, khiến giá phân bón liên tục tăng mạnh. Đặc biệt, từ cuối tháng 2/2022 đến nay, do xung đột Nga - Ukraine khiến lượng cung và thương mại phân bón trên thế giới giảm đột ngột, càng làm giá phân bón tăng phi mã.

Chỉ trong hơn một năm qua, giá phân bón đã tăng gấp đôi. Tình trạng này khiến việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp hơn. Có không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nước tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.

Theo lãnh đạo Cục QLTT Tiền Giang, liên quan đến lĩnh vực phân bón, các hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chủ yếu là kinh doanh phân bón giả, phân bón không đảm bảo chất lượng... địa bàn nổi cộm, có nhiều trường hợp vi phạm là huyện Châu Thành, huyện Tân Phước...

 


Những ngày qua, lực lượng QLTT Tiền Giang đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượngNhững ngày qua, lực lượng QLTT Tiền Giang đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượngTrước đó, đoàn kiểm tra liên ngành do Đội QLTT số 6, Cục QLTT Tiền Giang chủ trì kiểm tra đột xuất tại một cơ sở buôn bán phân bón trên địa bàn huyện Tân Phước. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng lấy một mẫu phân bón để gửi kiểm nghiệm chất lượng.
Điển hình, ngày 17/5 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cá nhân gần 180 triệu đồng về hành vi buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 60 triệu đồng.

Kết quả, mẫu phân bón này là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng vì có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng. Cụ thể, chỉ tiêu lân hữu hiệu (P2O5hh) chỉ đạt 1,6%, kali hữu hiệu (K2Ohh) chỉ đạt 4,1%; trị giá hàng hóa vi phạm gần 60 triệu đồng.

Sau khi thẩm tra, xác minh thông tin, Đội số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm. Do vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại điều 195 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nên lực lượng QLTT đã chuyển giao hồ sơ vụ việc cho Công an huyện Tân Phước để tiếp tục xử lý theo quy định pháp luật. Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có quyết định không khởi tố hình sự.

Tương tự, ngày 10/5/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cũng ban hành quyết định, xử phạt vi phạm vi phạm hành chính đối với 02 trường hợp vi phạm với tổng số tiền trên 368 triệu đồng. Các hành vi vi phạm là kinh doanh phân bón trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa; không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 90 triệu đồng.

Cụ thể, cuối năm 2021, Đội QLTT số 1 chủ trì phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành kiểm tra đột xuất đối với 02 cửa hàng phân bón trên địa bàn huyện.

Kết quả kiểm tra, phát hiện các cửa hàng đang kinh doanh phân bón trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa; không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra lấy 02 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng.

Kết quả kiểm nghiệm cả 02 mẫu phân bón này đều là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng với chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70%; trong đó, có chỉ tiêu chỉ đạt 16,5% so với QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, xét thấy các trường hợp vi phạm có dấu hiệu tội phạm nên ngày 21/01/2022, Đội QLTT số 1 chuyển toàn bộ hồ sơ cho Công an huyện Châu Thành để điều tra xử lý. Tuy nhiên, do 02 vụ việc vi phạm không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, Công an huyện Châu Thành quyết định không khởi tố hình sự và chuyển hồ sơ về Đội QLTT số 1 tiếp tục xử lý theo quy định.

Đáng chú ý, tháng 3/2022, cũng tại huyện Châu Thành, Đội QLTT số 6 đã kiểm tra và phát hiện một hộ kinh doanh đang bày bán 7,5 tấn phân bón giả. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra lấy 01 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, mẫu này là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. “Các chỉ tiêu SiO2hh nhỏ hơn 1%, Ca chỉ đạt 19,2%, tổng hàm lượng SiO2hh và Ca nhỏ hơn 10,1% so với mức công bố”, đại diện Đội QLTT số 6 thông tin trước đó.

Kêu gọi người dân chủ động tố giác, không tiếp tay cho hành vi vi phạm

Theo đánh giá của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, chỉ riêng ngành Nông nghiệp, mỗi năm thiệt hại 2,5 tỷ USD do sử dụng phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Điều đáng nói, có hàng nghìn đại lý phân phối phân bón tiếp tay cho phân bón giả. Đứng trước lợi nhuận quá lớn, các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp quyền và lợi ích của hàng chục triệu hộ nông dân.

Cũng theo số liệu thống kê, hàng năm nước ta sử dụng trên 11 triệu tấn phân bón. Phân bón giả gây ra hệ lụy rất lớn cho người nông dân, nếu dùng phân bón giả hàm lượng dinh dưỡng không đạt thì năng suất thấp, gây hại đất, ảnh hưởng môi trường, nguồn nước, công sức của người nông dân cả vụ mất hết.

Để tránh tình trạng mua phải phân bón giả, nhiều chuyên gia cho rằng nông dân nên hạn chế mua phân bón trôi nổi, chọn mua phân bón tại những cơ sở uy tín, mặt hàng có thương hiệu, bao bì rõ ràng.


Ngăn chặn vấn nạn này, lãnh đạo Tổng Cục QLTT cho rằng, bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT sẽ vận động người dân chủ động tố giác và không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm...Ngăn chặn vấn nạn này, lãnh đạo Tổng Cục QLTT cho rằng, bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT sẽ vận động người dân chủ động tố giác và không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm...Theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng Cục QLTT, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng đang có xu hướng ngày càng gia tăng, phức tạp.
Lãnh đạo Cục QLTT Tiền Giang cho hay, hiện nay, các Đội trực thuộc Cục đang tích cực bám sát địa bàn nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên trên địa bàn. Qua đó, từng bước bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.

“Phân bón giả gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp. Thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ kết hợp với các đơn vị khác để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra mặt hàng này, và kiến nghị tăng thêm mức chế tài xử phạt", ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.

Mặt khác, ông Nguyễn Đức Lê cũng cho rằng, bên cạnh công tác chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT cũng sẽ vận động người dân chủ động tố giác và không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm để góp phần hạn chế các hành vi vi phạm.