Các nước Châu Phi vượt khó về sở hữu trí tuệ trong đại dịch Covid-19

21:16 13/06/2020
Trong bối cảnh thế giới đang chạy đua trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, các nước Châu Phi lại phải chịu những thiệt thòi do sự thiếu linh hoạt của luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên lần này họ đã tìm cách khắc phục khó khăn từ chính những nguồn lực tại địa phương.

Vừa qua, WHO) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 73, tại đây các nước đã tập trung thảo luận về tình hình thực tế về đại dịch có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử loài người hiện nay - dịch Covid-19.

Tại hội nghị, các vị đại biểu đã đưa ra được một bản Nghị quyết được chờ đợi từ lâu nhằm cung cấp các giải pháp đối phó với Covid-19. Hơn 130 quốc gia đã đồng ý tài trợ và thông qua Nghị quyết này.

Tại nghị quyết, WHO kêu gọi sự tập trung của các nước thành viên, những đối tượng sẽ nhận được ưu tiên tiếp cận kịp thời với tất cả các công nghệ mới được tạo ra nhằm mục đích đối phó với đại dịch Covid-19 hiện nay trên thế giới.

Trong phần cuối cùng của tuyên bố này, WHO cũng nhấn mạnh, các nước thành viên trong việc tiếp cận công nghệ phải tôn trọng “những quy định của các điều ước quốc tế có liên quan, bao gồm các điều khoản của Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) và tính linh hoạt trong Tuyên bố Doha về Thỏa thuận TRIPS và Y tế Cộng đồng”.

Trong cách kiến giải những gì mà Nghị quyết đề cập tới các vị đại biểu đề nghị những quốc gia thành viên nên có những nỗ lực chung để phổ cập sự tiếp cận đối với công nghệ nhằm nhanh chóng đẩy lùi đại dịch Covid-19. Quyền tiếp cận này liên quan đến các yếu tố cần thiết bao gồm vắc-xin, máy thở hoặc mặt nạ dưỡng khí được sử dụng điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, các nước cũng cần chú trọng điều chỉnh các quy định phù hợp để đáp ứng nhu cầu liên tục về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sáng kiến mới được tạo ra nhằm phục vụ công tác chiến đấu với đại dịch Covid-19 bùng phát trong những tháng gần đây.

Thời điểm khó khăn hiện tại các khiến châu Phi lộ ra nhiều điểm yếu kém khi các nhà chức trách nước này nhận ra, thậm chí, ngay cả khi có tiền để đầu tư các sáng kiến khoa học của họ cũng không thể tạo nên sự ảnh hưởng trên trường quốc tế. Họ đã bị tụt lại phía sau trong cuộc đua tìm kiếm các biện pháp mới để chống lại đại dịch.

 Hình minh họaHình minh họa

Tuy nhiên lần này, kỳ tích đã xuất hiện đâu đó trên lục địa đen. Một vài trường hợp của sinh viên kỹ thuật từ các nước như Nigeria, Kenya, Senegal hoặc Ethiopia đã tạo tiếng vang trong giới khoa học toàn cầu với những sáng chế hữu ích phục vụ công tác chống lại đại dịch Covid-19, trong số đó có thể kể đến máy thở tại nhà, thuốc khử trùng tay hoặc robot chăm sóc sức khỏe.

Không chỉ vậy, Viện Pasteur tại Dakar cũng đã sáng chế thành công bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 cho kết quả chỉ trong vài phút. Hiện đơn vị này đã hợp tác với nhà sản xuất bộ xét nghiệm nhanh và đang trong giai đoạn cuối cùng để phát triển một loại RDT đặc hiệu. Nếu được chấp thuận, xét nghiệm này sẽ được bán ra thị trường với mức giá thấp hơn 1 đô la Mỹ.

Kết luận tại hội nghị, các vị đại biểu đến từ các nước thành viên của WHO cho biết việc linh hoạt các quy định về cấp phép và cấp bằng bảo hộ cho các sáng chế chống lại Covid-19 tại thời điểm này là cần thiết. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tại địa phương nhanh chóng đưa sáng chế vào phục vụ công tác nghiệp vụ thực tế nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh tại các quốc gia.

Theo Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo