Những rủi ro pháp lý khi đăng ký nhãn hiệu

14:49 02/06/2020
Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, nhiều doanh nghiệp gặp các rủi ro về mặt pháp lý khiến việc đăng ký trở nên khó khăn hơn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có ý tưởng về nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu. Tránh bị đánh cắp hay xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.

Để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm, dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp. Người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm, mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “đánh cắp” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Hình minh họaHình minh họa

Những rủi ro pháp lý khi đăng ký nhãn hiệu

Tuy vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay việc xây dựng, phát triển mới đã và đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể bị rơi vào trong những nguy cơ rủi ro pháp lý.

Tại diễn đàn Tư vấn miễn phí Sở hữu trí tuệ, anh Đức Phan chia sẻ:

Những rủi ro này có thể là:

Nhãn hiệu đó bị doanh nghiệp đối thủ khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước hoặc đã được bảo hộ trước đó do nộp đơn sớm hơn và khi đó chính doanh nghiệp - chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu lại phải đối mặt với vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của chính mình.

Nhãn hiệu của doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước của người khác (“Nhãn hiệu đối chứng”),…

Mặc dù vậy, những rủi ro này không phải là không có cách giải quyết. Cách thức yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đối chứng trên cơ sở nó không được sử dụng trong 5 năm liên tục cũng là một biện pháp rất đáng tham khảo.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ &Sáng tạo